Điện lạnh được sử dụng vô cùng phổ biến và có mặt ở mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta ngày nay. Lý thuyết điện lạnh là khái niệm dùng để chỉ các thiết bị có thể đáp ứng các nhu cầu làm nóng hoặc làm của con người.
Các thiết bị này giúp chúng ta có thể điều chỉnh nhiệt độ nóng lên hoặc lạnh đi theo ý thích. Chúng ta sẽ lấy ví dụ về thiết bị điện lạnh như máy điều hoà...
Với máy điều hoà, chúng ta có thể tuỳ thích điều chỉnh nhiệt độ của phòng theo ý muốn. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, điều hoà sẽ giúp cho nhiệt độ trong phòng trở nên mát mẻ hơn.
Ngược lại, vào những ngày mùa đông, căn phòng của chúng ta cũng trở nên ấm hơn nhờ máy điều hoà đó. Một thiết bị điện lạnh khác rất phổ biến trong căn bếp của chúng ta là tủ lạnh. Tủ lạnh giúp duy trì nhiệt độ thấp, qua đó giúp chúng ta bảo quản thức ăn được lâu hơn.
Nghề điện lạnh đang được ưa chuộng và phổ biến hiện nay. Các thiết bị điện lạnh hiện nay vô cùng đa dạng và có mặt ở khắp mọi nơi. Điều này giúp nghề điện lạnh có cơ hội phát triển.
Sự khác nhau giữa điện dân dụng và điện lạnh là gì?
Điện lạnh và điện dân dụng là hai khái niệm khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa điện dân dụng và điện lạnh là gì nhé.
Về thiết bị thì thiết bị điện gia dụng bao gồm các thiết bị điện được sử dụng phổ biến trong gia đình như tivi, hệ thống chiếu sáng, hệ thống âm thanh,… Đối với điện lạnh, các thiết bị điện lạnh bao gồm các thiết bị lạnh công nghiệp, làm lạnh dân dụng như máy điều hoà, tủ lạnh, tủ đông,...
Nghề điện lạnh khác với nghề điện gia dụng về kỹ thuật sửa chữa cho từng thiết bị. Tuy nhiên, điện lạnh và điện gia dụng vẫn đang hằng ngày hỗ trợ cho nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của con người.
Nghề điện lạnh là gì?
Vậy là chúng ta đã biết được điện lạnh là gì. Cùng với đó chúng ta cũng đã biết được sự khác nhau giữa điện dân dụng là điện lạnh phải không nào? Tiếp theo, các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu nghề điện lạnh là gì nhé.
Nghề điện lạnh bao gồm các công việc như sửa chữa, lắp đặt, bảo trì, vệ sinh, bảo dưỡng,... các thiết bị điện lạnh như máy điều hoà, tủ lạnh, máy nước nóng,… Hoặc các thiết bị điện lạnh có công suất lớn dùng trong công nghiệp, công ty. Ngoài ra, nghề điện lạnh còn có thể thiết kế và thi công các công trình điện lạnh gia dụng và công nghiệp.
Nghề điện lạnh hiện nay rất được ưa chuộng trên thị trường lao động. Học viên đăng kỹ cũng như tốt nghiệp các trường dạy nghề điện lạnh rất nhiều. Với sự đa dạng và sử dụng rộng rãi các thiết bị điện lạnh thì cần khá nhiều lực lượng thợ điện lạnh lành nghề. Các thợ sửa điện lạnh thừa biết cách tiết kiệm điện hiệu quả khi sữa chữa điện tại gia đình.
Một thợ điện lạnh cần có những kỹ năng nào?
Mỗi một ngành nghề khác nhau sẽ cần phải có những kỹ năng khác nhau phục vụ cho công việc. Vậy thì những kỹ năng cần có của một người thợ điện lạnh là gì?
Kiến thức chuyên môn
Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn nhất định. Để làm tốt nghề điện lạnh bạn cần phải trang bị cho mình:
Một lượng kiến thức chuyên môn.
Những khái niệm.
Những định nghĩa.
Phần mềm.
Nguyên lý hoạt động của máy móc như: autocad, phần mềm tính khối lượng ống gió, tính tải lạnh,...
Có được nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công trong công việc.
Các kỹ năng
Kiến thức chuyên môn tốt phải đi đôi với kỹ năng tốt. Người ta thường nói “trăm hay không bằng tay quen”, một người thợ điện lạnh lành nghề phải thành thạo những kỹ năng sau:
Kỹ năng cơ bản
Các kỹ năng cơ bản mà một người thợ điện lạnh cần phải có là gò, hàn, lắp mạch. Đây là những kỹ năng bắt buộc phải biết vì sẽ thường xuyên sử dụng.
Sau khi đã biết điện lạnh là gì, chúng ta cùng xem kỹ năng tiếp theo mà một người thợ điện lạnh cần có nhé.
Kỹ năng lắp đặt, sửa chữa, bảo trì thiết bị điện lạnh
Một người thợ điện lạnh giỏi nhất định phải biết lắp đặt, sửa chữa cũng như bảo trì các thiết bị điện lạnh. Đây là các kỹ năng cần thiết của bất cứ người thợ điện lạnh nào. Với những kỹ năng này thì người thợ điện lạnh có thể khắc phục nhanh chóng các lỗi của những thiết bị điện lạnh.
Kỹ năng vận hành
Để công việc luôn đạt được hiệu quả cao nhất thì người thợ điện lạnh phải biết sử dụng, vận hành các thiết bị điện lạnh đúng cách, đúng quy trình và đúng kỹ thuật. Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng. Nếu không nắm chắc và liên tục cập nhật cách sử dụng các thiết bị điện lạnh thì sẽ khó mà hoàn thành được công việc.
Kỹ năng sử dụng các dụng cụ chuyên dụng
Bên cạnh việc phải biết vận hành các thiết bị điện lạnh thì người thợ điện lạnh phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chuyên dụng. Các dụng cụ chuyên dụng này là những vật không thể thiếu trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, họ cũng phải biết các sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động đúng cách.
Kỹ năng phân tích
Trong quá trình sửa chữa các thiết bị, người thợ điện lạnh phải phân tích và đưa ra những đánh giá thật nhanh về tình trạng hư hỏng của các thiết bị. Kỹ năng phân tích tốt sẽ nâng cao hiệu quả làm việc.
Thái độ làm việc:
Thợ điện lạnh cần phải có thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn thận trong suốt quá trình làm việc. Bởi tính chất công việc phải sửa chữa là tiếp xúc nhiều với nguồn điện nên khá nguy hiểm. Bên cạnh đó, thợ điện lạnh phải luôn có thái độ văn minh, lịch sử để gây ấn tượng tốt với khách hàng.
Những khó khăn của nghề điện lạnh là gì?
Nghề điện lạnh có thu nhập và cơ hội nghề nghiệp tương đối ổn định. Tuy nhiên, nghề điện lạnh sẽ có những khó khăn nhất định sau:
Phụ thuộc vào thời tiết
Nghề điện lạnh khá phụ thuộc vào thời tiết. Nhu cầu của người dân sẽ tăng cao nhất vào những ngày mùa hè. Vào mùa hè thì thời gian hoạt động của các thiết bị điện lạnh sẽ tăng cao. Lúc nào, nhu cầu sửa chữa các thiết bị điện lạnh sẽ tăng cao.
Không có ngày nghỉ nhất định
Không như những việc làm công sở sẽ có ngày nghỉ có định. Thời gian làm việc của thợ điện lạnh hầu hết phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
Khá nguy hiểm
Như đã nói thì thì nghề điện lạnh có rủi ro khá cao. Những người thợ điện lạnh thường xuyên phải làm việc trực tiếp với điện nên tương đối nguy hiểm. Bên cạnh đó, một số thiết bị điện lạnh còn được đặt ở những vị trí nguy hiểm, gây khó khăn khi sửa chữa, bảo trì.
Trái đất ngày càng nóng lên một cách bất thường, các thiết bị điện lạnh như điều hòa, quạt điều hoà ra đời nhằm mục đích giúp người dùng được mát mẻ hơn trong tiết trời nóng nực. Với cơ chế 2 chiều làm lạnh hay sưởi ấm hoặc cơ chế 1 chiều chỉ làm lạnh của các thiết bị điều hòa, quạt điều hoà trên thị trường hiện nay cho phép người dùng dễ dàng lựa chọn được một loại sản phẩm làm mát phù hợp với mức ngân sách đầu tư của mình để 4 mùa các thành viên trong gia đình đều được hưởng làn không khí mát mẻ thoải mái.
Bên cạnh việc làm mát thì những chiếc điều hòa còn giúp xua tan đi những mùi tạp chất khó chịu, hơi ẩm ướt quá mức, đưa gió tươi vào phòng giúp không khí trong nhà được lưu thông liên tục để chúng ta được tận hưởng không khí trong sạch, tươi mát hơn. Có thể thấy với câu hỏi đồ điện lạnh gồm những sản phẩm gì thì chúng tôi có thể khẳng định điều hoà là một sản phẩm quan trọng nhất trong dòng sản phẩm điện lạnh hiện nay và theo số liệu thống kê mới nhất thì có đến 65% người dân Việt Nam có ít nhất một chiếc điều hòa trong nhà.
Tủ lạnh – tủ mát – tủ đông
Với những ưu điểm nổi trội như: Lưu trữ được thực phẩm tươi lâu trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo dưỡng chất không bị mất đi, tiết kiệm thời gian và công sức đi chợ cho công việc chuẩn bị thực phẩm ăn uống mỗi ngày nhanh chóng hơn, phục vụ nước mát – đá lạnh mỗi ngày khi bạn có nhu cầu sử dụng,…
Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có một chiếc tủ lạnh trong gia đình như một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Ngoài tủ lạnh ra thì tại các cửa hàng, quán ăn, siêu thị còn phải trang bị thêm các thiết bị điện lạnh khác như: tủ đông, tủ mát để trưng bày thực phẩm tươi sống, đồ uống giải khát, sữa chua, kem,...để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng khi đi mua sắm đồ dùng thiết yếu cho gia đình.
Máy giặt
Để tiết kiệm thời gian và công sức giặt giũ mỗi ngày, là người phụ nữ đảm đang của gia đình bạn nên đầu tư cho mình một chiếc máy giặt giúp cha mẹ có thêm thật nhiều thời gian rảnh để chăm sóc cho các con. Với nhiều tính năng hiện đại được trang bị, máy giặt hiện nay không chỉ được mô phỏng các bước giặt như người giặt mà quần áo được giặt với máy giặt còn chóng khô hơn so với giặt tay truyền thống nên trong những ngày mưa gió dầm dề, ít nắng, trời nồm bạn cũng không phải lo quần áo bị mùi hôi, ẩm thấp và khó chịu.
Máy sấy quần áo
Trường hợp bạn đang sử dụng máy giặt thường với ít tính năng và không có tính năng giúp sấy khô quần áo thật nhanh nhất là trong trời mưa gió để giúp có quần áo khô mặc ngay hay cất vào tủ thì bạn cũng nên đầu tư cho gia đình mình một chiếc máy sấy quần áo sẽ rất tiện lợi phục vụ gia đình bạn luôn có những bộ quần áo thơm tho khô ráo. Hãy xem xem tài chính của mình ở mức nào thì bạn hãy chọn mua dòng sản phẩm phù hợp nhất với những loại máy sấy quần áo giá rẻ chỉ có khoảng vài trăm ngàn cho tới những dòng máy sấy quần áo cao cấp hơn giá khoảng vài triệu tới vài chục triệu đồng để sử dụng theo nhu cầu của gia đình mình.
Bình tắm nóng lạnh
Tắm nước ấm rất có lợi cho sức khỏe đặc biệt những gia đình có người già và trẻ nhỏ thì việc mua sắm thiết bị điện lạnh như bình tắm nóng lạnh là một việc hết sức cần thiết. Với công dụng làm nóng nước nhanh và sử dụng được thời gian dài thì bình nóng lạnh sẽ giúp có nước ấm sử dụng rất nhanh chỉ từ 3 đến 5 phút bật.
Công suất máy lạnh phù hợp với diện tích phòng
Nhiều người có suy nghĩ rất sai lầm rằng đồ điện công suất càng cao thì càng tốt, hoạt động càng mạnh. Quan điểm này hoàn toàn không đúng. Điều quan trọng hơn cả luôn là sự thích hợp, cụ thể với máy lạnh thì là thích hợp với diện tích phòng (không gian kín cần làm mát). Dùng điều hòa công suất quá cao so với diện tích thì chúng sẽ không làm mát tốt hơn mà chỉ làm lãng phí điện vô ích, vừa tốn tiền vừa gây hại môi trường.
Theo khuyến cáo thì bạn nên dùng điều hòa công suất 1.0 HP cho phòng dưới 40m2, công suất 1.5 HP cho phòng dưới 60m2, công suất 2.0 HP cho phòng dưới 40m2 và công suất 1.0 HP cho phòng dưới 40m2.
Cân nhắc về các tính năng, công nghệ phụ
Càng ngày, điều hòa nói riêng và đồ điện nói chung càng được cải tiến, nâng cấp để phục vụ tốt hơn nữa cho con người. Không ít sản phẩm máy lạnh hiện nay có những tính năng thông minh, thú vị như cảm biến để tự động điều chỉnh nhiệt độ, quản lý, điều khiển qua smartphone, biết tạo độ ẩm, biết lọc không khí,... Tất nhiên, máy càng nhiều tính năng, công nghệ cao thì càng tiện lợi nhưng cũng đồng nghĩa với việc giá thành sẽ đắt đỏ hơn. Vậy nên có chọn những sản phẩm như vậy không là tùy thuộc vào khả năng tài chính của người mua. Những tính năng trên chỉ là phụ trợ chứ không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính của máy lạnh là làm mát không khí.
Nhớ chọn máy lạnh Inverter tiết kiệm điện
Tuy rằng hiện nay đa phần máy lạnh trên thị trường đều đã được tích hợp công nghệ tiết kiệm điện Inverter nhưng bạn vẫn nên lưu ý và bảo đảm trước khi mua. Vậy tại sao Inverter (hoặc công nghệ tiết kiệm điện tương tự) lại quan trọng đến vậy? Một trong những nhược điểm lớn nhất khi sử dụng điều hòa vào mùa nóng là làm tốn tiền điện. Đây luôn là thiết bị tốn điện hàng đầu trong mỗi gia đình. Dùng máy Inverter sẽ giúp bạn phần nào trong việc tiết kiệm chi phí vì chúng làm giảm từ 30% đến 90% điện năng tiêu thụ so với thông thường. Ngay cả khi giá cả của máy Inverter ban đầu có thể nhỉnh hơn máy thường thì về lâu về dài, nhất là ở nước nhiệt đới phải dùng điều hòa nhiều như Việt Nam thì chắc chắn khoản đầu tư này không lỗ.
Nên chọn sản phẩm dùng gas thân thiện với môi trường
Phần lớn điều hòa cần dùng đến gas để hoạt động. Dùng điều hòa thật sự không phải quá thân thiện với môi trường. Trong tình hình ô nhiễm môi trường, nhất là ở thành thị ngày càng nghiêm trọng thì mỗi người chúng ta cũng nên có ý thức bảo vệ. Cách đơn giản hơn cả là dùng gas thải ít khí thải vào môi trường – loại gas R32 thay vì R410 hay R22. Gas R32 có thể giảm tới 75% lượng khí thải.
Tìm hiểu kỹ về chế độ bảo hành
Một khi mua máy lạnh mới thì về nguyên tắc chúng ta 100% đều phải được bảo hành sản phẩm. Điều hòa là một thiết bị điện gia dụng không dễ sửa chữa như quạt điện, bóng đèn, lại còn dễ bị hỏng hóc hơn. Thế nên một chế độ bảo hành tốt, nhanh chóng là rất cần thiết trong quá trình sử dụng. Trước tiên, hãy xem xét các điều khoản, chế độ bảo hành của nhà sản xuất. Thứ hai, bạn cần lưu ý ngay từ đầu bằng cách mua hàng ở những địa chỉ uy tín, có tên tuổi như Phong Vũ thì mới bảo đảm được nhận chế độ bảo hành chuẩn, chính hãng.
Chu kỳ vệ sinh máy lạnh
Vệ sinh máy lạnh đều đặn theo chu kỳ mang đến cho người dùng rất nhiều lợi ích. Máy lạnh sau khi được làm sạch không những mang lại không khí trong lành, loại bỏ các tác nhân gây bệnh có liên quan đến hô hấp mà còn giúp máy hoạt động ổn định hơn, giảm tiêu thụ điện năng và tránh hư hỏng do bụi bẩn bám vào dàn nóng và dàn lạnh.
Số lần vệ sinh máy lạnh định kỳ sẽ tùy thuộc vào môi trường và tần suất sử dụng trong năm, cụ thể như sau:
Đối với hộ gia đình: máy lạnh nên được vệ sinh sau mỗi 3 - 4 tháng (nếu mở và sử dụng mỗi ngày) hoặc vệ sinh 6 tháng một lần (nếu chỉ sử dụng 3 - 4 ngày trong tuần, mỗi ngày mở trung bình 6 - 8 tiếng).
Đối với công ty và nhà hàng: nên vệ sinh máy lạnh sau khoảng 2 - 3 tháng sử dụng tùy vào môi trường có bụi bẩn ít hay nhiều. Tuy nhiên, khi muốn làm sạch máy lạnh tại công ty, văn phòng hay nhà hàng, bạn nên gọi dịch vụ vệ sinh máy lạnh.
Đối với các cơ sở kinh doanh, xí nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất: nên kiểm tra và vệ sinh máy lạnh hàng tháng vì máy dường như hoạt động liên tục với tần suất cao.
Chuẩn bị dụng cụ
Trước khi tiến hành vệ sinh máy lạnh tại nhà, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ chuyên dụng sau:
Máy bơm vệ sinh máy lạnh
Túi vệ sinh máy lạnh
Chai xịt vệ sinh máy lạnh
Đồng hồ đo gas chuyên dụng (nếu bạn muốn kiểm tra gas máy lạnh có bị rò rỉ hoặc sắp hết hay chưa).
Một số dụng cụ vệ sinh khác như cọ vệ sinh máy lạnh, khăn lau.
Những lưu ý khi vệ sinh máy lạnh tại nhà
Trước khi tiến hành kiểm tra và vệ sinh máy lạnh, các bạn nên lưu ý những điểm sau đây:
Khi vệ sinh máy lạnh, tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch.
Không nên để dàn lạnh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời dẫn đến hư hỏng bo mạch.
Đối với dòng máy lạnh xài van, bạn nên lắp đặt hệ thống xì van ở mức cho phép (vì không thể đóng kín tuyệt đối). Ngoài ra, để hạn chế tình trạng quá nhiệt làm hỏng dây, bạn cũng nên lưu ý kiểm tra tình trạng đường ống và van xem có bị rò rỉ hay không.
Các bước vệ sinh máy lạnh tại nhà
Bước 1: Ngắt điện máy lạnh
Trước khi bắt đầu kiểm tra và vệ sinh máy lạnh, bạn cần ngắt hết nguồn điện kết nối với máy để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
Bước 2: Vệ sinh dàn lạnh
Đầu tiên, bạn cần tháo quạt đảo gió. Sau đó, mở nắp máy lạnh theo chiều từ dưới lên trên và lấy tấm lọc bụi ra. Dùng tua vít để tháo ốc cố định vỏ máy trên dàn lạnh. Sau đó, hãy kiểm tra xem có côn trùng hoặc đinh tán bên trong dàn lạnh hay không. Nếu có, bạn nên tiến hành dọn dẹp để giúp hơi lạnh của máy lưu thông tốt hơn.
Dùng túi vệ sinh máy lạnh bọc toàn bọc toàn bộ thân máy, tránh để nước văng ra sàn nhà. Tiếp theo, bạn có thể sử dụng vòi xịt và chai xịt vệ sinh máy lạnh để làm sạch các chi tiết trên dàn lạnh như cánh quạt lồng sốc, bộ lọc không khí và các bộ phận khác.
Bước 3: Vệ sinh dàn nóng
Vệ sinh dàn nóng có phần đơn giản hơn vệ sinh dàn lạnh. Bạn chỉ cần tháo vỏ bảo vệ ở mặt trước dàn nóng ra, sau đó xịt rửa lớp vỏ bảo vệ này. Tiếp đến là vệ sinh cánh quạt cũng như các góc bị bám bụi bên trong. Tuy nhiên, bạn không nên xịt nước trực tiếp vào khu vực chứa bo mạch, dễ dẫn đến hư hỏng. Sau khi hoàn tất, dùng khăn khô lau lại toàn bộ dàn nóng đến khi không còn đọng nước và ẩm ướt.
Bước 4: Kiểm tra gas máy lạnh
Bạn có thể kiểm tra gas máy lạnh định kỳ để xem ống dẫn có bị rò rỉ gas hoặc máy lạnh có sắp hết gas hay không nhờ vào đồng hồ đo gas chuyên dụng. Nếu phát hiện gas bị rò rỉ hay sắp hết, bạn có thể khắc phục tại nhà hoặc liên hệ dịch vụ nạp gas máy lạnh tại các cửa hàng chính hãng để đảm bảo chất lượng của gas.
Bước 5: Lắp lại các bộ phận vào máy lạnh
Trước khi lắp ráp các bộ phận trên dàn nóng và dàn lạnh, bạn phải đảm bảo chúng đã được lau khô, không còn đọng nước và ẩm ướt. Sau đó tiến hành lắp đặt các bộ phận ngược lại với thứ tự tháo ra ban đầu.
Đối với dàn lạnh: sau khi vệ sinh tấm lọc bụi và các chi tiết bên trong dàn lạnh, bạn lắp các tấm lọc bụi vào vị trí cũ (tránh làm rách lưới lọc), sau đó lắp quạt đảo gió và đậy nắp máy lạnh theo chiều từ trên xuống dưới. Dùng tua vít vặn ốc cố định trên thân máy.
Đối với dàn nóng: sau khi lau khô các bộ phận trên dàn nóng, bạn tiến hành lắp lại bỏ bảo vệ ở mặt trước sao cho các ngạnh trùng khớp với nhau.
Bước 6: Kiểm tra và vận hành máy lạnh
Cắm điện để máy lạnh vận hành. Nếu như máy chạy êm và không phát sinh dấu hiệu bất thường, không có tiếng động lạ, bạn đã hoàn tất quá trình kiểm tra và vệ sinh máy lạnh của mình.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các thiết bị điện, chuyên kỹ thuật điện, thiết bị điện công nghiệp, kỹ thuật điện quận 7, kỹ thuật điện tphcm, kỹ thuật điện việt, bộ hẹn giờ, thiết bị tự động công nghiệp, van điều khiển tuyến tính, đồng hồ nhiệt honeywell, shihlin, carlo gavazzi việt nam, can nhiệt pt100, k, relay kiếng, jack cắm, cảm biến siêu âm, bộ chuyển đổi tín hiệu, dây bù nhiệt,...
Website : https://kythuatdienviet.com/